Những Điều Thú Vị Về Chiếc Chuông Nứt Tại Philadelphia

Những Điều Thú Vị Về Chiếc Chuông Nứt Tại Philadelphia

Cố đô Philadelphia hiện này là thành phố lớn thứ 5 của Hoa Kỳ và được xem là trung tâm văn hóa giáo dục lịch sử quan trọng của quốc gia. Một địa điểm nhất định bạn phải ghé thăm khi đến Philadelphia chính là Chuông tự do, biểu tượng cho nền độc lập Hoa Kỳ, được đặt tại Hội trường Độc Lập bên trong Công viên Lịch sử Quốc gia. Vậy bạn đã biết được những sự thật thú vị về chiếc chuông nứt này chưa? Hãy cùng Khám phá Mỹ tìm hiểu nhé!

Chuông tự do là một biểu tượng cho nền độc lập Hoa Kỳ, được đặt trong gác chuông của Tòa nhà Bang Pennsylvania (nay được đổi tên thành Hội trường Độc lập). Ngày 8 tháng 7 năm 1776, quả chuông được rung lên để đánh dấu sự ra đời bản Tuyên ngôn Độc Lập Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chiếc chuông không được gọi là chuông tự do, mà đến năm 1839, những người theo chủ trương xóa bỏ chế độ nô lệ đã đặt tên cho nó với ý nghĩ biểu tượng về sự giải phóng và tự do.
Chuông tự do đặt đối diện Hội trường Độc Lập

Sự ra đời của chiếc chuông

Chuông tự do được đúc tại Xưởng đúc chuông Whitechapel, London vào năm 1752 với giá 200 bảng Anh, nặng khoảng 2080 pound (943 kg), cao 3,82 ft (1,16m) và có chu vi là 12ft (3,7m). Trên chuông có khắc dòng chữ “ Tuyên bố quyền tự do cho toàn bộ người dân trên khắp các xứ sở”. Sau khi được lắp đặt, chuông được sử dụng để thông báo cho công dân về các cuộc họp chung và để triệu tập các nhà lập pháp cho các sự kiện quan trọng. Vết nứt trên chiếc chuông được cho là xuất hiện khi nó được rung lần đầu tiên vào năm 1752, Tuy nhiên chiếc chuông này vẫn còn nhiều điều chưa được làm rõ

Vết nứt trên quả chuông đã có từ trước khi đến Philadelphia

Vết nứt trên quả chuông là một chủ đề tranh luận lớn giữa các nhà sử học. Một số cho rằng khi người ta vận chuyển chiếc chuông từ London đến Philadelphia năm 1752, chiếc chuông đã bị nứt. Và sau khi được rung lần đầu tiên ở Philly, nó đã được nấu chảy và đúc lại bởi hai người thợ địa phương John Pass và John Stow. Tên của họ được khắc lên thân chuông. Tuy nhiên lần cuối cùng chiếc chuông này được rung lên là vào lễ kỷ niệm sinh nhật vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, George Washington vào năm 1846.
Tên của hai người thợ ở Philadelphia được khắc lên chuông

Tên của quả chuông được lấy từ chủ nghĩa bãi nô

Sau khi nước Mỹ giành được độc lập, chiếc chuông đã bị lãng quên một thời gian. Ban đầu, chuông được biết đến với tên gọi State House bell, sau đó vào những năm 1830, những người theo chủ nghĩa bãi nô đã lấy chuông làm biểu tượng và gọi nó là Chuông tự do (Liberty Bell)

Chuông - biểu tượng của sự tự do

Trong Chiến tranh lạnh, chiếc chuông được sử dụng như một biểu tượng của tự do và tháp chuông của nó đã trở thành một địa điểm nổi tiếng cho các cuộc biểu tình trong những năm 1960. Chuông đã được in trên tiền xu, tem và hình ảnh của nó được sử dụng rộng rãi.
Hình ảnh Chuông tự do được in lên tem

Người Anh muốn nấu chảy chuông tự do

Năm 1777, khi quân đội Anh đe dọa thành phố, người dân đã giấu chiếc chuông xuống bên dưới một nhà thờ ở Allentown, Pennsylvania vì lo sợ người Anh sẽ nấu chảy nó để chế tạo đạn. Sau đó vài năm, họ đã trả lại nó sau khi quân đội Anh rời đi năm 1785.

Câu kinh thánh được khắc trên chuông tự do

Chuông được khắc một câu trong Kinh thánh từ Levi Ký 25:10: “ Hãy trao sự tự do cho mọi người dân trên khắp xứ sở đất nước”. Những câu chữ đó được sử dụng trong phong trào chống chế độ nô lệ và họ sử dụng chiếc chuông làm biểu tượng của sự tự do và giải phóng.
Dòng chữ “Proclaim LIBERTY Throughout all the Land unto all the Inhabitants Thereof” được khắc trên thân chuông
có nghĩa là " Tuyên bố sự tự do cho tất cả người dân trên mọi xứ sở"

Không ai thực sự biết chuông kêu như thế nào

Chiếc chuông bị nứt và những người đầu tiên được nghe tiếng chuông đã không còn. Do đó không ai có thể thực sự biết tiếng ngân của chiếc Chuông này.

Chuông tự do ngày nay

Năm 2003, Trung tâm Chuông tự do đặt ở bên kia đường so với Hội trường Độc Lập ở philadelphia được khai trương. Nếu bạn đang ở Philadelphia, hãy đến tham quan Trung tâm chuông tự do để tận mắt chứng kiến chiếc chuông mang tính biểu tượng này. Trung tâm Chuông tự do mở cửa miễn phí cho tất cả mọi người vào các ngày trong năm, trừ lễ Giáng Sinh.

Sự thật về vết nứt của chiếc chuông

Năm 1975, các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Winterthur bắt đầu tìm hiểu chính xác lý do tại sao chiếc chuông bị nứt. Họ sử dụng phương pháp quang phổ huỳnh quang tia X, và phát hiện ra rằng chiếc chuông đã bị hỏng ngay từ đầu. Do hàm lượng thiếc cao dẫn đến một phần thân chuông giòn và dễ bị nứt.

Bình luận

Đăng bình luận

Bạn đã có tài khoản? Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký để gửi đánh giá.