1. Đi hết 8 tòa nhà là đi hết Phố Wall
Phố Wall là một con phố nhỏ hẹp nằm ở Hạ Manhattan, New York. Con phố này chỉ dài khoảng 1,1km, chạy từ đường BroadWay đến đường South gần bờ sông East.
Mặc dù con phố chỉ trải dài qua 8 tòa nhà, nhưng nó được coi là một trong những con đường quan trọng nhất trên thế giới và đại diện cho thị trường tài chính ở Hoa Kỳ theo đúng nghĩa đen. Do đó, Phố Wall thường được sử dụng như một thuật ngữ để định nghĩa thị trường tài chính.
Mặc dù con phố chỉ trải dài qua 8 tòa nhà, nhưng nó được coi là một trong những con đường quan trọng nhất trên thế giới và đại diện cho thị trường tài chính ở Hoa Kỳ theo đúng nghĩa đen. Do đó, Phố Wall thường được sử dụng như một thuật ngữ để định nghĩa thị trường tài chính.
2. Tên phố Wall do người Hà Lan đặt
Đầu thế kỷ 17, khi thành phố NewYork chỉ là khu định cư của người Hà Lan, nó có tên gọi là “New Amsterdam”. Vào những năm 1640, các khoanh đất và cư xá trong khu định cư được thực dân Hà Lan đánh dấu bằng cọc, hàng rào và phiến gỗ thô sơ để tự vệ trước người Anh và Mỹ bản địa. Tới năm 1699, bức tường này bị gỡ xuống, thay vào đó, người ta xây dựng một bức tường thành cao 4 thước kiên cố và vững chắc hơn. Con đường này sau đó được đặt tên là phố Wall.
3. Phố Wall từng là chợ buôn bán nô lệ hợp pháp
Lịch sử ban đầu của Phố Wall không chỉ là một điểm giao thương nhộn nhịp, mà còn là nơi những người nô lệ châu Phi được đưa đến khi nó là thuộc địa của Hà Lan vào những năm 1600. Những người nô lệ này đã được sử dụng như lao động cho Công ty Tây Ấn Hà Lan và họ đã xây dựng nên bức tường làm nên nguồn gốc của cái tên "Wall Street".
Khi người Anh đến và chiếm lấy thuộc địa, họ vẫn duy trì hệ thống nô lệ. Lần này là thông qua Công ty Hoàng gia châu Phi. Vào năm 1665, một đạo luật đã được thông qua nhằm hợp pháp hóa chế độ nô lệ. Từ năm 1682, các chủ nô đã được quyền quyết định số phận sống chết đối với nô lệ của họ.
Sau đó, New York đã thành lập một thị trường nô lệ để bán và cho thuê người nô lệ châu Phi ở thành phố New York. Đây là một giao dịch lớn vào thời điểm đó và một "thị trường" đã dần hình thành giúp Phố Wall trở nên có tổ chức.
Năm 1711, luật được Hội đồng chung thành phố New York thông qua, biến Phố Wall thành thị trường nô lệ chính thức của thành phố. Luật quy định rằng nô lệ phải được thuê tại Market House trên Phố Wall và việc giao dịch, thuê nô lệ tiếp tục diễn ra mãi đến năm 1762, thị trường mới kết thúc.
Khi người Anh đến và chiếm lấy thuộc địa, họ vẫn duy trì hệ thống nô lệ. Lần này là thông qua Công ty Hoàng gia châu Phi. Vào năm 1665, một đạo luật đã được thông qua nhằm hợp pháp hóa chế độ nô lệ. Từ năm 1682, các chủ nô đã được quyền quyết định số phận sống chết đối với nô lệ của họ.
Sau đó, New York đã thành lập một thị trường nô lệ để bán và cho thuê người nô lệ châu Phi ở thành phố New York. Đây là một giao dịch lớn vào thời điểm đó và một "thị trường" đã dần hình thành giúp Phố Wall trở nên có tổ chức.
Năm 1711, luật được Hội đồng chung thành phố New York thông qua, biến Phố Wall thành thị trường nô lệ chính thức của thành phố. Luật quy định rằng nô lệ phải được thuê tại Market House trên Phố Wall và việc giao dịch, thuê nô lệ tiếp tục diễn ra mãi đến năm 1762, thị trường mới kết thúc.
4. Nơi tổ chức lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ đầu tiên
Hai thời khắc quan trọng bậc nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ đã diễn ra tại Phố Wall. Lễ nhậm chức tổng thống đầu tiên được tổ chức trên ban công của Tòa thị chính Liên bang (Federal Hall, nay là Hội trường Liên bang) vào ngày 30 tháng 4 năm 1789. Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ George Washington đã tuyên thệ nhậm chức tại đây.
Một năm trước đó, Tuyên ngôn Nhân quyền bao gồm 10 sửa đổi đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ cũng đã được thông qua tại Hội trường Liên bang.
5. Sở giao dịch chứng khoán đầu tiên là một quán cà phê
Sở giao dịch chứng khoán đầu tiên tổ chức tại quán cà phê Tontine Coffee House nằm ở góc Phố Wall và Phố Water. Sau đó, sở giao dịch chuyển đến một căn phòng cho thuê của tòa nhà ở số 40 Phố Wall vào năm 1817 cho đến khi tòa nhà bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn. Sở giao dịch chuyển về Phố Broad vào năm 1861 cho đến khi trụ sở hiện tại của Sở giao dịch được xây dựng vào năm 1903, nằm ở số 11 phố Wall.
Coffeehouse Slip nằm ở cuối Phố Wall, New York. Tranh vẽ của H.Fossette
6. Phố Tài Chính Wall Street từng bị khủng bố gài bom
Phố Wall trở thành một trong những nơi sầm uất nhất của New York vào đầu thế kỷ 20 và là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất trên thế giới với hàng nghìn người làm việc trong khu tài chính thời bấy giờ.
Vào ngày 16 tháng 9 năm 1920, một quả bom lớn đã phát nổ ngay trên một góc phố đông đúc nhất khiến 38 người thiệt mạng và 143 người khác bị thương nặng. Sự kiện này được gọi là "Vụ đánh bom Phố Wall" và thủ phạm đến nay vẫn còn là một ẩn số.
Vào ngày 16 tháng 9 năm 1920, một quả bom lớn đã phát nổ ngay trên một góc phố đông đúc nhất khiến 38 người thiệt mạng và 143 người khác bị thương nặng. Sự kiện này được gọi là "Vụ đánh bom Phố Wall" và thủ phạm đến nay vẫn còn là một ẩn số.
7. Nhà thờ nằm ở Phố Wall từng là tòa nhà cao nhất nước Mỹ
Một trong những nhà thờ đẹp nhất ở New York nằm trên Phố Wall được gọi là Nhà thờ Chúa Ba Ngôi. Nhà thờ này được hoàn thành vào năm 1698 nhưng sau đó bị thiêu rụi trong trận Đại hỏa hoạn thành phố New York năm 1776.
Nhà thờ thứ hai được xây ngay tại nơi đổ nát của nhà thờ đầu tiên, cao hơn phiên bản trước 60m nhưng sau cũng sụp đổ do lượng tuyết rơi dày bất thường vào năm 1839.
Nhà thờ hiện tại được xây dựng từ năm 1839 đến năm 1846 theo phong cách kiến trúc Gothic Revival (Phục hưng Gothic) và cao 86m. Nó trở thành tòa nhà cao nhất ở Mỹ cho đến năm 1869 và là tòa nhà cao nhất ở New York cho đến năm 1890.
Nhà thờ thứ hai được xây ngay tại nơi đổ nát của nhà thờ đầu tiên, cao hơn phiên bản trước 60m nhưng sau cũng sụp đổ do lượng tuyết rơi dày bất thường vào năm 1839.
Nhà thờ hiện tại được xây dựng từ năm 1839 đến năm 1846 theo phong cách kiến trúc Gothic Revival (Phục hưng Gothic) và cao 86m. Nó trở thành tòa nhà cao nhất ở Mỹ cho đến năm 1869 và là tòa nhà cao nhất ở New York cho đến năm 1890.
Trinity Church (Nhà thờ Chúa Ba Ngôi)
8. Các câu chuyện về con phố Tài Chính lớn nhất thế giới được dựng thành phim
Phố Wall là một trong những địa danh được chọn làm bối cảnh phim nhiều nhất bên cạnh các thành phố nổi tiếng như New York, Los Angeles,... Khán giả cũng biết đến Phố Wall chủ yếu qua bộ phim “Sói già phố Wall” với sự góp mặt của tài tử điện ảnh Leonardo Dicaprio. Tuy nhiên có một bộ phim mang tên Phố Wall (Wall Street) đã được phát hành vào năm 1987 khắc họa lòng tham của con người Phố Wall trong những năm 1980. Bộ phim đã trở thành một trong những tác phẩm điện ảnh kinh điển của đạo diễn Oliver Stone xoay quanh vấn đề tài chính và Phố Wall.
9. “Vết nhơ” năm 1929
Sự kiện tồi tệ nhất trong lịch sử Phố Wall là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929. Sự kiện này trở thành khúc dạo đầu cho cuộc Đại suy thoái (The Great Depression) khiến ¼ người đang có việc làm trở thành người thất nghiệp và đây được coi là một trong những cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Người dân biểu tình vì thiếu thực phẩm và đồ dùng thiết yếu trong cuộc đại suy thoái 1929
Tuy nhiên, có một sự thật thú vị là khoảng thời gian tính từ khi Phố Wall bị đánh bom cho đến đầu thời kỳ khủng hoảng tài chính 1929 được gọi là “Thập kỷ vàng”, “Những năm 20s bùng nổ” về cả văn hóa lẫn kinh tế của phương Tây.