Xe nâng, xe đỡ là thiết bị quan trọng được doanh nghiệp trong ngành Logistic sử dụng và thường được nhập khẩu từ nước ngoài. Vậy chính sách và thủ tục nhập khẩu xe nâng được Nhà nước ta quy định như thế nào? Công ty Dịch vụ Khám Phá Mỹ sẽ cung cấp chi tiết và chính xác thông tin này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Để nhập khẩu xe nâng nhanh chóng và thuận lợi thì bắt buộc doanh nghiệp cần nắm rõ các chính sách của Nhà nước với loại thiết bị chuyên dụng này. Dưới đây là những thông tin cơ bản về chính sách nhập khẩu xe nâng cập nhật mới nhất 2023:
Xe nâng là thiết bị quan trọng để nâng dỡ hàng hóa
Theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP liên quan thì xe nâng thuộc nhóm xe chuyên dụng cùng với xe xúc, xe cẩu. Nhóm hàng hóa này không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu. Như vậy doanh nghiệp có nhu cầu có thể làm thủ tục để nhập khẩu xe nâng như hàng hóa thông thường.
Tuy nhiên xe nâng trong các trường hợp sau có thể bị cấm xuất khẩu:
Xe nâng người, xe cẩu cũ đã sử dụng trên 10 năm (kể từ ngày sản xuất) không được phép nhập khẩu theo Nghị định số 23/2015/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 1/7/2016. Điều này nhằm đảm bảo nhập khẩu thiết bị an toàn và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
Xe nâng, xe xúc có số khung, số máy không thống nhất hoặc đã chỉnh sửa (sẽ được Hải quan kiểm tra thể hiện qua số khung in trên máy và giấy tờ) theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP.
Doanh nghiệp cần nhập khẩu cùng lúc nhiều thiết bị phục vụ sản xuất được phép làm chung thủ tục cho các nhóm xe, thiết bị chuyên dùng. Cụ thể các nhóm thiết bị được phép làm chung thủ tục đã được quy định trong phụ lục 1, thông tư số 22/2019/TT-BGTVT.
Theo đó, xe nâng nằm trong nhóm các loại máy có nhiệm vụ xếp dỡ hàng hóa. Cùng nhóm này có thể gồm xe cẩu, xe xúc cùng nhiệm vụ xếp dỡ hàng hóa.
Xe nâng là thiết bị cần kiểm tra chất lượng để thông quan
Xe nâng có mã HS 84.27 là mặt hàng thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ (theo thông tư số 41 của bộ GTVT). Theo đó, trước khi thông quan doanh nghiệp phải thực hiện đăng kiểm xe hoặc có công bố kiểm tra chất lượng hợp chuẩn, hợp quy. Quy định này áp dụng với cả các loại xe xếp hàng khác không tham gia giao thông đường bộ.
Do vậy doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu xe nâng cần lưu ý thực hiện kiểm tra chất lượng và có giấy kiểm định theo yêu cầu. Cùng với đó là các yêu cầu thủ tục liên quan doanh nghiệp cũng cần nắm rõ được Du lịch khám phá Mỹ trình bày dưới đây.
Xem thêm >>> Thủ Tục Xuất Khẩu Hàng Hóa Sang Mỹ "Quan Trọng" Cần Biết
Quy trình thủ tục nhập khẩu xe nâng chi tiết bao gồm các bước sau:
Bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm để nhập khẩu xe nâng là đăng ký thủ tục và đăng kiểm. Theo quy định mới nhất nhằm rút gọn thời gian và thủ tục, doanh nghiệp có thể đăng ký, đăng kiểm trước cùng nộp hồ sơ qua cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hàng về. Đến khi hàng hóa về đến nơi thì người đại diện sẽ đến làm thủ tục đăng kiểm và nhập khẩu trực tiếp sẽ nhanh chóng hơn.
Doanh nghiệp làm hồ sơ thủ tục nhập khẩu xe nâng như sau:
Khai tờ khai lên phần mềm khai quan: Nhập đầy đủ thông tin chứng từ nhập khẩu bao gồm hợp đồng, Packing list, Commercial invoice, chứng nhận xuất xứ, vận đơn, thông báo hàng đến và mã HS hàng hóa.
Chờ kết quả phân luồng tờ khai từ hải quan, sau đó in ra và gộp vào bộ hồ sơ nhập khẩu mang xuống chi cục hải quan. Tờ khai thuộc phân luồng nào (xanh, đỏ, vàng) thì thực hiện các bước mở tờ khai tương ứng.
Nếu hồ sơ đủ điều kiện, hải quan sẽ chấp nhận giải phóng hàng. Doanh nghiệp đóng thuế nhập khẩu để mang hàng về kho bảo quản.
Đến bước này doanh nghiệp đã làm gần xong thủ tục nhập khẩu xe nâng, chỉ cần chờ kiểm định chất lượng và có giấy xác nhận là được.
Khi tờ khai hải quan được giải phóng, doanh nghiệp được làm thủ tục mang xe nâng về kho bảo quản. Quy định hiện tại cho phép hàng hóa chưa thông quan được bảo quản trong thời gian tối đa 30 ngày. Nếu vượt thời gian này doanh nghiệp chưa xong thủ tục thông quan sẽ phải làm công văn giải trình khá phức tạp.
Xe nâng là loại thiết bị có động cơ bắt buộc phải kiểm định chất lượng mới được thông quan và sử dụng. Cơ quan đăng kiểm sẽ xuống tận kho để kiểm định và cấp chứng thư nếu đạt yêu cầu. Doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:
Chuẩn bị phương tiện và không gian đủ theo thời gian cơ quan đăng kiểm thông báo để kiểm định khả năng vận hành và mức độ khí thải (với xe máy dầu)
Chuẩn bị giấy tờ chứng minh xuất xứ và năm sản xuất của xe (với xe nâng đã qua sử dụng)
Hiện nay nhiều doanh nghiệp nhập khẩu xe nâng cũ từ Trung Quốc thì cơ quan đăng kiểm thường kiểm hàng xe nâng trực tiếp ở cảng. Với trường hợp này cần có chứng thư kiểm định đạt chất lượng trước mới được mang hàng về kho bảo quản.
Khi doanh nghiệp nhận được chứng thư kiểm định đạt chất lượng thì bổ sung giấy tờ này vào hồ sơ nộp cho hải quan. Bộ hồ sơ đầy đủ thì hải quan sẽ xử lý thông quan nhập khẩu cho xe nâng nhanh chóng.
Một số lưu ý khi nhập khẩu xe nâng có thể kể đến như:
Mỗi hàng hóa nhập khẩu đều có mã HS riêng, được quy định cụ thể về hồ sơ nhập khẩu và thuế riêng. Theo đó, doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS của xe nâng, thường thuộc các nhóm sau:
Xe nâng điện (chạy bằng motor điện): HS 84271000
Xe tự hành không chạy bằng motor điện như xe nâng người, xe nâng thang tự hành: HS 84272000
Xe nâng khác như xe nâng tay, xe nâng động cơ dầu,...: HS 84279000
Xe nâng thuộc cả 3 mã HS trên hiện tại đang được ưu đãi thuế nhập khẩu là 0%, thuế giá trị gia tăng là 10%. Dựa trên mức thuế này, doanh nghiệp cần nộp chính xác số tiền thuế như sau:
Thuế nhập khẩu = Giá CIF x Thuế nhập khẩu (%) = 0
Thuế giá trị gia tăng = (Giá CIF + Thuế nhập khẩu) x 10% = Giá CIF x 10%
Trong đó giá CIF được tính bằng giá xuất xưởng của xe cộng với mọi chi phí để đưa được xe đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu. Doanh nghiệp cần khai giá CIF đúng để tính thuế chính xác.
Xem thêm >>> Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Sang Mỹ - Đạt Kim Ngạch "Tỷ Đô"
Thực tế tùy vào từng loại xe nâng (cũ hay mới, động cơ dầu hay điện, dòng xe,...) mà thủ tục nhập khẩu có thể khác nhau. Do vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ càng các quy định nhập khẩu xe nâng mới nhất của Nhà nước để tránh thiếu, sai giấy tờ và thủ tục làm chậm quá trình thông quan nhận máy.
Doanh nghiệp có thể tham khảo quy định nhập khẩu xe nâng trong các thông tư, công văn, nghị định dưới đây:
Thông tư số 38/2015/TT-BTC (đã sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC)
Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ban hành ngày 20/11/2013
Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ban hành ngày 13/11/2015
Thông tư 89/2015/TT-BGTVT ban hành ngày 31/12/2015
Thông tư 39/2016/TT-BGTVT ban hành ngày 6/12/2016
Công văn số 5662/BGTVT-KHCN ban hành ngày 30/05/2018
Thông tư 41/2018/TT-BGTVT ban hành ngày 30/07/2018
Công văn 10988/BGTVT-KHCN ban hành ngày 19/11/2019
Công văn 7391/TCHQ-GSQL ban hành ngày 20/11/2020
QCVN 22:2010/BGTVT, 13:2011/BGTVT
TCVN 4244:2005
Trên đây, Khám Phá Mỹ đã cung cấp chi tiết quy trình, thủ tục nhập khẩu xe nâng theo quy định mới nhất 2023. Doanh nghiệp nếu cần hỗ trợ thêm về giấy tờ, thủ tục xuất - nhập khẩu có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé!
Vui lòng gửi thông tin cho chúng tôi hoặc liên hệ: 0934576333 để được tư vấn sớm nhất