Có rất nhiều điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ cần phải biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp lại những thông tin ấy.
Chiếm 28,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, Mỹ trở thành thị trường tiềm năng đối với hàng hóa của nước ta, đặc biệt là ngành dệt may. Ngoài ra, Mỹ được coi là một thị trường “khó tính” nên đòi hỏi các doanh nghiệp muốn gia nhập phải hiểu rõ xu hướng tiêu dùng và biết lựa chọn đơn vị uy tín thì quá trình xuất khẩu mới có hiệu quả được. Vậy nên, để giúp các doanh nghiệp thực hiện việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ một cách hiệu quả, trong bài viết dưới đây, Công ty Dịch vụ Khám Phá Mỹ sẽ chia sẻ một số chiến lược tiềm năng đang được các chuyên gia đề xuất mạnh hiện nay.
Ngành may mặc tại thị trường Mỹ năm 2023
Trong bản báo cáo chiến lược năm 2023 của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) có viết các bất lợi của ngành dệt may trên toàn cầu sẽ tiếp diễn trong năm nay. Bởi vì tồn kho của các nhãn hàng đang ở mức cao, đồng thời sức tiêu dùng đang dần suy yếu theo do tác động của lạm phát tại thị trường xuất khẩu.
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may Việt Nam. Họ có mức nhập khẩu hàng may mặc tăng kỷ lục vào tháng 8/2022. Nguyên nhân là do tình trạng tắc nghẽn trong khi vận chuyển đơn hàng đã được giải quyết nhanh hơn dự kiến, trong khi đó, lượng đặt hàng mới chưa kịp điều chỉnh giảm số lượng xuống. Do đó, có thể dự đoán, lượng đơn đặt hàng từ thị trường Mỹ sẽ thu hẹp lại trong nửa đầu năm 2023.
Xem thêm >>> Thủ Tục Xuất Khẩu Hàng May Mặc Sang Mỹ - Quy Trình Cần Biết.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, vào năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng lên 21 tỷ USD so với năm 2020. Trong quý đầu của năm 2022, Mỹ một lần nữa cho thấy mình là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cả nước với kim ngạch đạt 9 tỷ USD. Những điều đó cho thấy tín hiệu khả quan của hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid.
Có thể là nhu cầu và tập quán tiêu dùng phong phú của người dân tại Mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khai thác thị trường tại nơi đây. Ngoài ra, lực lượng người Việt đông đảo sống tại Mỹ cũng chính là yếu tố thúc đẩy sức tiêu thụ hàng hóa tại đây và trở thành “cầu nối” thiết lập mối quan hệ hợp tác vững mạnh giữa Hoa Kỳ và nước ta.
Xem thêm >>> [Cập Nhật] Thuế Xuất Khẩu Hàng May Mặc Sang Mỹ Mới Nhất
Theo Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, để duy trì và phát triển thị trường tại đây, các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành dệt may cần nâng cao sức cạnh tranh. Đồng thời, liên kết sản xuất, phát triển sản phẩm và các mối quan hệ kinh doanh với các hãng bán lẻ lớn. Đặc biệt, cần linh hoạt trong quản lý hạn ngạch.
Theo báo cáo của Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, sức cạnh tranh của ngành dệt may được đánh giá trên nhiều phương diện. Trong thời kỳ hậu hạn ngạch, yếu giá cả và thời gian trên hợp đồng sẽ quyết định chính đến sự tồn tại của các doanh nghiệp trên thị trường.
Chính vì vậy, tại một số nước hiện nay, doanh nghiệp đang đưa ra rất nhiều kiến nghị để nhờ chính phủ giúp đỡ phát triển ngành dệt may hậu hạn ngạch. Ví dụ như kiến nghị điều chỉnh chính sách, các thủ tục thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu.
Chiến lược kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ
Về việc liên kết sản xuất, do không còn hạn ngạch nên các doanh nghiệp nhập khẩu tại Mỹ thường có xu hướng tập trung nhập hàng ổn định từ một số nhà cung cấp nhất định. Họ làm như vậy để dễ quản lý chất lượng và tạo ra sức ép giảm giá. Vậy nên, các doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết sản xuất hoặc sáp nhập để trở thành đối tác chiến lược lâu dài của các công ty nhập khẩu tại Mỹ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp ngành dệt may tại Việt Nam cũng cần phát triển sản xuất linh hoạt phù hợp với xu hướng bán lẻ linh hoạt. Và hầu như, các cửa hàng sẽ chỉ bán được những sản phẩm có khả năng bán chạy nên cần hạn chế bán những mặt hàng không được ưa chuộng trên thị trường. Vậy nên, cần tập trung nghiên cứu về xu hướng tiêu dùng, mẫu mốt và thị hiếu để đặt hàng với các đối tác sản xuất.
Các nhà cung cấp Việt Nam cần phát triển thêm năng lực tổ chức sản xuất để có thể sản xuất đa dạng thành phẩm hơn. Có thể sản xuất với số lượng mỗi chủng loại ít hơn nhưng phải đảm bảo giữ được đơn giá sản xuất giống với khi sản xuất hàng loạt các đơn hàng với số lượng lớn. Đồng thời, các doanh nghiệp nên cân nhắc về thời gian giao hàng sao cho thật nhanh và đảm bảo khả năng trao đổi thông tin thường xuyên với các nhà nhập khẩu (bán lẻ).
Về xúc tiến thương mại, nhà nước và hiệp hội Dệt may Việt Nam nên hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành tiếp xúc và thiết lập mối quan hệ kinh doanh với các công ty nhập khẩu Mỹ trong những năm tới. Bên cạnh đó, cần làm đầu mối để tổ chức cho các doanh nghiệp đó được thường xuyên tham gia những chương trình như Hội chợ quốc tế hàng may mặc tại Las Vegas.
Trong bài viết trên đây, Khám Phá Mỹ đã chia sẻ những thông tin về việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích để áp dụng vào công việc sau này.
Vui lòng gửi thông tin cho chúng tôi hoặc liên hệ: 0934576333 để được tư vấn sớm nhất