Trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ đạt 7,7 tỷ USD; nhập khẩu 1,3 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu gấp 6 lần so với nhập khẩu. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2020 Việt Nam xuất siêu sang Mỹ hơn 6,4 tỷ USD. Cụ thể, trị giá xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ đạt 7,7 tỷ USD, đồng thời nước ta nhập khẩu 1,3 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu gấp 6 lần so với nhập khẩu. Trong năm 2020, Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ gần 77,1 tỷ USD và nhập về 13,7 tỷ USD. Thặng dư thương mại đạt 63,4 tỷ USD. Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng kim ngạch mạnh nhất so với tháng 11, cụ thể tăng 10357%. Một số nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, kim ngạch đều trên 500 triệu USD là: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng dệt, may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; gỗ và sản phẩm gỗ; giày dép các loại; điện thoại các loại và linh kiện. Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ trong năm 2020 đạt 65,2 tỷ USD, chiếm 85% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng các loại. Trong đó, có ba nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD.

Thành phố ngã tư sông
Tôi đến Phnom Penh khi thành phố đã lên đèn. Bây giờ đang là mùa khô ở Campuchia, nhưng gió từ “ngã tư sông” Mekong – Bassac – Tonle Sap thổi lên đã giúp xua đi cái nóng hầm hập của xứ sở nhiệt đới.
Từ Phnom Penh, sông Bassac đổ về Việt Nam, gọi là sông Hậu, còn dòng Mekong gọi là sông Tiền. Trong khi đó, Tonle - tiếng Khmer là “sông lớn” chảy ngược theo hướng Tây Bắc và kết thúc ở Biển Hồ. Sông mang lại sự sống cho Phnom Penh thuở xa xưa và tạo ra nguồn thu nhập từ giao thông – du lịch cho thành phố hôm nay.
Tôi dạo bước trên bến Sisowath, ngắm những con phố lung linh sắc màu, thấy Phnom Penh về đêm duyên dáng, điệu đàng như những nàng Apsara huyền thoại. Phnom Penh lưu giữ bên trong nó một cái gì đó rất nữ tính. Bản thân tên gọi của thành phố cũng mang ẩn ý đó: Phnom Penh được đặt theo tên một người phụ nữ là Penh.
Theo truyền thuyết, bà Penh là một góa phụ giàu có, tình cờ vớt được trên sông cây gỗ bên trong có chứa bốn bức tượng Phật. Để tỏ lòng tôn kính, bà Penh đã đắp một ngọn đồi (Phnom) và xây ngôi chùa (Wat) để thờ phụng các tượng Phật này.
Giờ đây, ngọn đồi đó chính là Wat Phnom – nơi ngự ngôi chùa trắng toát cùng một bức tượng cao lớn của bà Penh. Đây cũng được xem là “trái tim” của thành phố, là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt cộng đồng vào những dịp lễ hội truyền thống.
Đêm đầu tiên ở Phnom Penh, tôi nghỉ trong một căn biệt thự cũ từ thời Pháp thuộc, cách Wat Phnom chỉ vài bước chân. Biệt thự cũ nhưng rất đẹp, có ban công rộng và giàn hoa giấy đang độ khoe sắc, nhìn đối diện sang Bưu điện thành phố. Cách đây gần 100 năm, vào những năm 20 của thế kỷ XX, đây từng là nơi ở của André Malraux - về sau một nhà văn lừng danh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa đầu tiên của Pháp.
Vào giai đoạn đó, Malraux được cho là đã cùng vợ mình đi trộm cổ vật trong các ngôi đền ở Siem Reap để chuyển về Pháp. Tuy nhiên, ông bị chính quyền thực dân phát hiện và đưa về giam lỏng ở Phnom Penh. Câu chuyện của Malraux, hay rộng hơn là lịch sử quan hệ Pháp – Campuchia thời kỳ thuộc địa, đã gợi nhắc tôi về quá vãng vàng son, khi Phnom Penh được mệnh danh là “Paris của phương Đông” (Paris of the East).
Nét hoài cổ đáng yêu
Quả thực, sau bao nhiêu biến cố chính trị ở đất nước chùa tháp này, nét hoài cổ của Phnom Penh vẫn níu chân du khách với những ấn tượng không hề mờ nhạt. Thành phố này đáng yêu theo cách của riêng mình, trở thành một nơi không phải chỉ đến rồi “một đi không trở lại”.
Vẻ đẹp của Phnom Penh được lấy cảm hứng từ “kinh đô ánh sáng” Paris, từ những công viên xanh được cắt tỉa chăm sóc cầu kỳ, cho tới những đại lộ với những ngôi biệt thự xinh đẹp hai bên đường.
Ngày nay, người ta có thể thấy lối kiến trúc Pháp và kiến trúc Khmer sát cánh nhau trong thành phố. Các công trình kiểu Pháp thường trở thành nơi làm việc của các cơ quan chính phủ hoặc các địa điểm công cộng như Bưu điện trung tâm, Thư viện Quốc gia… Trong khuôn viên Cung điện Hoàng gia Campuchia cũng có một tòa nhà được xây theo phong cách Pháp, vốn là món quà Hoàng đế Napoleon III gửi tặng Nhà Vua Norodom năm 1876.
Đường sá ở Phnom Penh cũng được quy hoạch vuông vức theo kiểu “ô bàn cờ” như nhiều đô thị khác ở Đông Dương thời Pháp thuộc. Tôi đi qua nhiều con đường có hàng cây cổ thụ, giống như phố Phan Đình Phùng ở Hà Nội và cảm nhận được bầu không khí dịu mát, sảng khoái giữa buổi trưa nóng bức của mùa khô ở đất nước chùa tháp này.
Dưới những tán cây cao vút rải rác mấy chiếc ghế đá cũ kĩ cho khách bộ hành tạm dừng chân, chim chóc thơ thẩn tìm mồi trên mặt đất, vài chiếc xe thi thoảng chạy qua… khiến người ta ngỡ như ngược về quá khứ yên bình cách đây cả trăm năm - khi những cuộc chiến ác liệt chưa càn quét qua thành phố này.
Dù vậy, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng nhờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài dồi dào, Phnom Penh đang đứng trước nhiều thách thức trong việc bảo tồn những giá trị kiến trúc đặc sắc của mình. Người ta thống kê được 30% tòa nhà Pháp cổ - những di sản còn “sống sót” qua thời Khmer Đỏ - đã biến mất trong vòng 15 năm qua.
Những con đường ở khu trung tâm dường như không còn muốn ẩn mình sau lớp áo rêu phong của thời gian, mà chực chờ khoác lên mình mảnh xiêm y lấp lánh đèn màu. Nhiều biệt thự cổ nay đã được cải tạo thành khách sạn, quán bar, nhà hàng… Đêm đến, các tuyến phố trung tâm Phnom Penh đông đặc khách du lịch, với tiếng nhạc xập xình vọng ra từ các quán bar và mùi bia hơi bốc lên từ các quán xá bên bờ sông. Phnom Penh hiện lên như một bức tranh đa sắc, với những mảng màu đối lập, gợi nhớ những quá khứ thanh nhã xen lẫn xô bồ nhộm nhoạm của hiện tại.
Tôi đã ngồi rất lâu ở ban công căn biệt thự cổ, trong buổi chiều tà chập choạng cho đến khi thành phố lên đèn, nghĩ về những gì người Pháp đã mang đến xứ sở Viễn Đông này. Những bản nhạc Pháp trong trong một không gian “rất Pháp” thoáng chốc khiến tôi tưởng đang ở một góc nào đó bên bờ sông Seine, cho đến khi một cơn gió nóng hầm hập thổi qua và tiếng cười nói bỗ bã của đám du khách dưới nhà làm mình bừng tỉnh!