Điểm tên các loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới hiện nay cùng Du lịch khám phá Mỹ trong bài viết này nhé!

Hiện nay, các loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam vô cùng đa dạng. Là một nước có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, Việt Nam đã và đang đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới với nhiều loại cà phê có hương vị đặc trưng riêng. Cùng Khám Phá Mỹ tìm hiểu rõ hơn về những loại cà phê xuất khẩu trong bài viết dưới đây nhé!

Đôi nét về văn hóa cà phê của người Việt Nam

Cà phê theo chân người Pháp du nhập tới Việt Nam từ thời thuộc địa. Ban đầu, cà phê chỉ dành riêng cho các quan chức Pháp hay giới quý tộc nơi thành thị. Về sau, hương vị đậm đà của cà phê đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu trong nhịp sống thường ngày của người dân Việt Nam.

Người Việt có phong thái thưởng thức cà phê rất độc đáo, họ không coi cà phê là loại thức uống nhanh, chống buồn ngủ như người Mỹ mà họ thưởng thức tách cà phê như một thứ văn hóa rất riêng: Nhâm nhi và suy tưởng, suy ngẫm về con người, về cuộc đời,...

Văn hóa cà phê của người Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam, người ta hoàn toàn có thể đoán được văn hóa của vùng miền qua cách pha và sở thích uống cà phê của mỗi người. Chẳng hạn như người miền Bắc, chủ yếu họ sẽ uống cà phê phin, màu đen hoặc nâu nhưng vị đều rất đậm đặc. Còn ở miền Nam, họ có sở thích uống cà phê đá lạnh hơn là uống nóng và hương vị cà phê lúc này sẽ thường nhạt hơn so với vị cà phê miền Bắc.

Xem thêm >>> [Hướng Dẫn] Thủ Tục Xuất Khẩu Hạt Tiêu - Cập Nhật 2023

Các loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam

Từ rất lâu, Cafe đã chiếm thế mạnh trên thị trường xuất khẩu. Để luôn làm hài lòng những khách hàng khó tính trên toàn thế giới thì Việt nam cần nâng cao và cải thiện chất lượng cà phê. Ở Việt Nam có rất nhiều loại cafe được xuất khẩu sang các nước, trong đó nổi bật là các loại sau:

Cà phê Arabica

Cà phê Arabica là thứ thức uống ưa thích của đông đảo người dân phương Tây, một phần vì mùi thơm đặc trưng lại có vị nhẹ nhàng, không đắng gắt, phần vì vị chua thanh của trái cây rất đặc trưng.

Cà phê Arabica được biết là loại cà phê có giá trị kinh tế cao nhưng khả năng chống chịu với sâu bệnh lại kém, khó trồng và khó chăm sóc nên thường cho năng suất thấp.

Cà phê chè Arabica

Cà phê Typica

Đây là loại cà phê thuộc chi Arabica, giống cà phê thuần chủng và cũng chính là chủng cà phê được tìm ra đầu tiên. Do đặc tính di truyền mà cà phê Arabica Typica mang trong mình vị chua chua giống vị của quả táo. Tuy nhiên, thuộc tính này cộng với hương vị sweetness ngọt ngào làm cho tổng thể hương vị của loại cà phê này được đánh giá rất cao.

Cũng nhờ những đặc điểm trên, khi thưởng thức cà phê Typica thường đem lại cho người uống có cảm giác nhẹ hơn, thanh khiết hơn.

Cà phê Typica

Cà phê Moka

Moka thuộc loại cafe Arabica, được trồng hầu hết ở Lâm Đồng. Đây là loại cafe khó trồng và cần được chăm sóc kỹ càng, vì thế nó có giá thành khá cao so với các loại cafe khác trên thị trường.

Một đặc trưng nổi bật của hạt Moka là có vị đắng nhẹ kết hợp với chua của trái cây không quá gắt, vị béo cũng vừa phải, đem đến cho người dùng một tuyệt phẩm không thể nào chối từ.

Cà phê Moka vị đắng nhẹ nhàng

Cà phê Robusta

Cà phê Robusta được trồng chủ yếu ở Việt Nam và có lẽ cũng là loại cafe xuất khẩu nổi tiếng của nước ta. Vì được sấy trực tiếp nên cà phê Robusta có vị đắng, cực kỳ đậm đà và rất phù hợp cho nam giới thưởng thức.

Tổng sản lượng cà phê Robusta của nước ta đạt được hằng năm là 90% – 95%, với vị cà phê thơm nồng, hàm lượng cafein cao, không quá chua, thích hợp với khẩu vị của đa số người dân Việt Nam.

Robusta cũng được rất nhiều vị khách hàng trên thế giới ưa chuộng bởi sự vị đậm đà cũng như hương thơm đặc trưng riêng biệt.

Hương thơm riêng biệt của Cà phê Robusta

Cà phê Cherry

Cà phê Cherry hay còn được gọi với cái tên khác là cà phê mít. Cà phê này gồm có 2 giống chính là Excelsa và Liberica. Chúng chủ yếu được trồng ở các vùng cao nguyên nên loại cà phê này có khả năng chống chịu sâu bệnh cao, dễ trồng, dễ chăm sóc lại đem lại năng suất cao cho người gieo trồng.

Cà phê Cherry rất phù hợp với sở thích của chị em phụ nữ bởi mùi thơm nhẹ nhàng lại pha chút dân dã, vô cùng đặc biệt.

Cà phê Cherry - loại cà phê xuất khẩu nổi tiếng của Việt Nam

Cà phê Culi

Với vị đặc trưng là đắng gắt, có màu đen, sánh quyện với mùi thơm đậm đà làm say đắm lòng người nên giá thành của cafe Culi luôn cao hơn giá của cafe Robusta hay Arabica.

Do bản chất có hàm lượng cafein cao nên nước của loại cà phê này có màu đen sánh đậm chứ không phải là nâu đậm như những loại cafe khác.

Cà phê Culi - hương vị tinh tế

Cà phê Culi - hương vị tinh tế

Cà phê Catimor

Cà phê Catimor được biết đến là sự lai tạo giữa cafe Timor và cafe Caturra. Chính vì thế, Catimor mang cho người thưởng thức một hương vị khó tả, khi bắt đầu thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị đắng nhẹ pha với chút chua thanh rất đặc biệt.

Tuy nhiên, trong cà phê Catimor có hàm lượng cafein khá thấp so với Robusta thuần chủng nên vị đắng của nó sẽ không bằng được cafe Robusta.

Cà phê lai Catimor

Cà phê lai Catimor

Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế nước nhà

Là một trong những sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, do vậy mà việc xuất khẩu các loại cà phê có đóng góp vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế của Việt Nam.

Xuất khẩu cà phê có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam

Xuất khẩu cà phê có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển

Ngành xuất khẩu cà phê đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Cà phê góp phần giúp chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành nông nghiệp và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ kinh doanh. Ngành cà phê phát triển giúp tối thiểu hóa những vùng đất bỏ hoang, làm phủ xanh đất trống, đồi trọc, từ đó tạo thêm động lực thúc đẩy sản xuất và các loại cây trồng khác có điều kiện phát triển.

Xem thêm >>> Tiêu Chuẩn Cà Phê Xuất Khẩu Sang Mỹ - EU Mới Nhất Năm 2023

Tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sống của người dân

Việc xuất khẩu cà phê ngày càng trở thành một lợi thế đối với Việt Nam. Vì vậy, các cơ sở sản xuất cà phê cần mở rộng quy mô sản xuất. Việc mở rộng quy mô sản xuất sẽ tạo thêm việc làm cho người dân lao động.

Khi người lao động có việc làm ổn định sẽ tạo tâm lý phấn khởi, yên tâm và người lao động sẽ làm việc ngay trên chính quê hương mình. Điều đó sẽ giúp giảm được tình trạng di cư của dân lao động ra thành thị để tìm kiếm việc làm, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân.

Làm đòn bẩy phát triển những ngành công nghiệp khác

Xuất khẩu cà phê sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác như chế biến, phục vụ, du lịch, giao thông, thủy lợi, …

Các quán cà phê liên tục được mọc lên; các dịch vụ tư vấn, cung cấp về thuốc trừ sâu, về xuất nhập khẩu,… cũng theo đó mà tăng lên. Vì vậy, xuất khẩu cà phê cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với những ngành công nghiệp khác tại Việt Nam.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin về các loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Hy vọng, bạn có thể phân biệt và tìm ra vị cà phê yêu thích của mình thông qua những chia sẻ của Công ty Dịch vụ Khám Phá Mỹ.