Thủ tục xuất khẩu giày dép sang Mỹ năm 2023 có gì mới hay không? Hãy theo dõi bài viết của Du Lịch Khám Phá Mỹ để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Thủ tục xuất khẩu giày dép sang Mỹ có đơn giản không? Đây là câu hỏi mà nhiều đơn vị sản xuất mặt hàng này đang rất quan tâm. Trong bài viết này, Khám Phá Mỹ sẽ cập nhật thủ tục xuất khẩu giày dép sang Hoa Kỳ mới nhất 2023. Đồng thời chia sẻ một số quy định, chính sách cũng như các loại thuế cần áp dụng.

Quy định về xuất khẩu giày dép

Xuất khẩu hàng hóa nào cũng thế, cũng đều có những quy định riêng. Đặc biệt đối với giày dép có các quy định cụ thể như sau:

Mã HS của mặt hàng giày dép

Xác định mã HS của mặt hàng giày dép là việc rất quan trọng. Như vậy mới có thể xác định đúng về chính sách cũng như thủ tục xuất khẩu. Một mã HS cần phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo,... của hàng hóa thực tế.

Xác định mã HS của mặt hàng giày dép rất cần thiết

Xác định mã HS của mặt hàng giày dép rất cần thiết

Các doanh nghiệp hãy tham khảo một số HS code dưới đây:

  • HS code 6401 - Giày dép không thấm nước có đế ngoài và mũ giày bằng plastic hoặc cao su. Các loại giày dép có mũ không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, cắm đế, xoáy ốc,...
  • HS code 6402 - Các loại giày dép khác có mũ giày hoặc đế ngoài bằng cao su/plastic.
  • HS code 6403 - Giày dép có đế ngoài bằng plastic, cao su, da thuộc hoặc da tổng hợp. Đặc biệt mũ giày sẽ bằng da thuộc.
  • HS code 6404 - Giày dép có đế ngoài bằng plastic, cao su, da thuộc hoặc da tổng hợp với mũ giày làm bằng vật liệu dệt.

Tìm hiểu quy định về cấm nhập khẩu, xuất khẩu hiện nay

Giày dép là mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu. Đây là quy định hiện hành nên doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu giày dép sang Mỹ theo quy định. Do đó đừng quá lo lắng về việc xuất sản phẩm này sang nước ngoài nhé!

Ngoài ra đối với giày dép cũ không còn mới 100% thì không được phép nhập/xuất khẩu. Riêng các loại hàng thương hiệu lớn cần phải xin giấy phép cụ thể. Bởi các thương hiệu giày dép có thương hiệu độc quyền thì thủ tục thực hiện rất phức tạp.

Xem thêm >>> [Từ A-Z] Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Sang Mỹ Chi Tiết

Chính sách xuất khẩu giày dép

Bên cạnh những quy định trên là những chính sách xuất khẩu giày dép quan trọng. Các doanh nghiệp cần nắm rõ các nội dung dưới đây:

Chính sách quản lý của Nhà nước về giày dép

Thực tế khi xuất khẩu nguồn hàng này không có chính sách gì đặc biệt. Tuy nhiên theo chính sách quản lý của Nhà Nước có đề cập một số vấn đề sau:

Chính sách quản lý của Nhà nước về giày dép không quá khắt khe

Chính sách quản lý của Nhà nước về giày dép không quá khắt khe

  • Đối với trường hợp sản phẩm làm từ da thật thì cần xác định đó là da động vật gì. Đồng thời xem xét có thuộc danh mục các loài động thực vật CITES 2017 không. Nếu có sẽ rất khó khăn cho việc nhập hàng vào nước Mỹ.
  • Đối với hàng giày dép gia công thì phải khai báo hợp đồng gia công với hải quan.

Shipping mark khi xuất khẩu giày dép sang Mỹ

Đối với mặt hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng. Khi đó, việc vận chuyển và làm thủ tục hải quan cũng đảm bảo thuận lợi hơn nhiều. Thông thường trên nhãn dán hàng hóa sẽ bao gồm những nội dung như:

  • Tên hàng (Bằng tiếng anh)
  • Tên của đơn vị nhập/xuất khẩu
  • Made In Vietnam (Tốt nhất cần có trên shipping mark)
  • Số thứ tự, tổng số kiện hàng
  • Lưu ý về sắp xếp và vận chuyển hàng, chẳng hạn như: Hàng dễ vỡ, cần đặt theo chiều thẳng đứng,...
  • Thêm một vài thông tin khác như số hợp đồng/invoice.

Chứng nhận về nguồn gốc, xuất xứ giày dép

Có nên chứng nhận về nguồn gốc, xuất xứ giày dép hay không? Thực tế, chính phủ không yêu cầu chứng nhận Made In Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp, bên nhận hàng sẽ yêu cầu chứng nhận nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Chứng nhận rõ nguồn gốc, xuất xứ của mặt hàng giày dép

Chứng nhận rõ nguồn gốc, xuất xứ của mặt hàng giày dép

Thủ tục xuất khẩu giày dép sang Mỹ mới nhất

Hoa Kỳ là nơi kiểm tra an ninh cực kỳ chặt chẽ. Đấy cũng là lý do vì sao tất cả hàng hóa ra vào đều được kiểm soát vô cùng gắt gao. Do vậy, phía nhà sản xuất tại Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng mọi công tác xuất khẩu. Bên dưới đây sẽ là các bước làm thủ tục xuất khẩu giày dép sang Mỹ chi tiết nhất 2023:

Bước 1 - Chốt hợp đồng, sắp xếp lịch vận chuyển

Trước tiên cần đàm phán thương lượng và ký kết hợp đồng với đối tác Mỹ. Khi thành công, chủ hàng sẽ chuẩn bị hàng hóa và lên lịch vận chuyển hợp lý. Liên quan đến thời hạn giao hàng cần để ý tới thời hạn tàu chạy trên biển. Thông thường tàu chạy mất khoảng 30 - 40 ngày (Tùy theo chuyến trực tiếp hoặc chuyển sang tàu mẹ).

Đàm phán thương lượng và ký kết hợp đồng

Đàm phán thương lượng và ký kết hợp đồng

Khi tất cả sẵn sàng, doanh nghiệp nên liên hệ với đơn vị vận chuyển để được báo giá cho lô sản phẩm. Mức giá thường bao gồm cước biển, các phụ phí cước biển tại cảng khởi hành ở Việt Nam.

Bước 2 - Đóng hàng và chuẩn bị các chứng từ cần thiết

Theo lịch sắp xếp, công ty chịu trách nhiệm vận chuyển sẽ đưa container đến kho. Tiến hành đưa hàng hóa và chằng buộc chắc chắn trong container đó. Tiếp đến, container sẽ được kéo về hạ bãi cảng cùng với phiếu xác nhận do người gửi phát hành. Thực hiện việc cân hàng nếu như phía hãng tàu yêu cầu.

Với vai trò là người xuất khẩu cần chuẩn bị bộ chứng từ theo quy định, bao gồm:

  • Hợp đồng (Đã được hai bên mua/bán ký kết)
  • Hóa đơn kèm theo phiếu đóng gói hàng hóa
  • Tài liệu hàng hóa/tài liệu kỹ thuật
  • Vận đơn đường biển (Phát hành bởi hãng vận chuyển)
  • Một số giấy tờ khác: Chứng nhận chất lượng CQ, chứng nhận kiểm định CA, chứng nhận vệ sinh, phiếu an toàn hóa chất.

Bước 3 - Tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất đi

Khi làm thủ tục xuất khẩu giày dép sang Mỹ cần kiểm dịch thực vật hay hun trùng. Theo chứng từ hàng hóa, chủ hàng sẽ làm tờ khai hải quan bằng phần mềm VNACCS. Sau đó sẽ truyền tờ khai đi, tùy theo kết quả phân luồng sẽ tiến hành làm thủ tục tiếp theo.

Làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất sang Mỹ

Làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất sang Mỹ

Thực tế theo yêu cầu của hải quan Mỹ, bên xuất khẩu cần làm một số thủ tục khác như:

  • Khai ASM cho sản phẩm giày dép đi Mỹ: Đây là thủ tục bắt buộc, gồm các thông tin như tên hàng, số lượng, trọng lượng, người bán/người mua, cảng đi/cảng đến,...
  • Khai ISF cho hàng hóa vào Mỹ: Có nghĩa là khai báo an ninh cho hàng nhập vào Hoa Kỳ bằng đường biển. Nội dung khai báo gồm thông tin người mua/người bán, người sản xuất, quốc gia xuất xứ,...

Xem thêm >>> [Chi Tiết] Ủy Thác Xuất Khẩu Hàng Hóa Theo Quy Định Hiện Hành

Các loại thuế áp dụng khi xuất khẩu giày dép sang Mỹ

Bên cạnh thủ tục xuất khẩu giày dép sang Mỹ, doanh nghiệp cần quan tâm đến các loại thuế. Việc quan tâm đến thuế là điều quan trọng khi xuất bất kỳ mặt hàng nào sang nước ngoài. Và tất nhiên, giày dép hoàn toàn không ngoại lệ.
Hiện tại có 2 loại thuế áp dụng khi xuất khẩu hàng giày dép sang Hoa Kỳ:

Các loại thuế áp dụng bao gồm thuế VAT và thuế xuất khẩu

Các loại thuế áp dụng bao gồm thuế VAT và thuế xuất khẩu

  • Thuế VAT: Được hiểu là giá trị tăng thêm của các loại hàng hóa. Kèm theo đó là dịch vụ phát sinh khi hàng đến tay người nhận. Đây là loại thuế sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước (tùy theo mức độ tiêu thụ hàng và dịch vụ). Theo quy định hiện hành, thuế VAT khi xuất khẩu giày dép là 0%.
  • Thuế xuất khẩu: Chính là loại thuế gián tiếp đánh vào những mặt hàng được phép xuất đi. Trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu thì giày dép là ngoại lệ. Có nghĩa doanh nghiệp không cần phải nộp loại thuế đó theo quy định hiện hành.

Như vậy, Công ty Dịch vụ Khám Phá Mỹ vừa chia sẻ những thông tin chi tiết về thủ tục xuất khẩu giày dép sang Mỹ. Tất cả đều được cập nhật dựa trên thông tin mới nhất năm 2023. Hy vọng rằng các doanh nghiệp muốn xuất mặt hàng này sang Hoa Kỳ đã nắm được những nội dung cần thiết nhất nhé!